Thảm Xốp Trẻ Em

Chuyên cung cấp giá sĩ và lẻ các loại Thảm Xốp Trẻ Em, Xốp Lót Sàn, Thảm Xốp Cho Bé, Thảm Cho Trẻ, Thảm cho bé, thảm trẻ thơ, thảm cao su eva.... Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thảm cho bé tập bò, thảm cho bé chơi, thảm cho bé nằm ngồi chơi, thảm cho bé nằm chơi, thảm cho bé nằm, thảm cho bé bò, thảm cho bé ngủ, thảm cho bé yêu, tấm thảm cho bé.


Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.




GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78


Thảm Cho Bé





– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.


– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.


– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.


– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.


– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.


– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.


– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.


Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.


Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.


Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Từ 1/7 đội mũ bảo hiểm nào để không bị xử phạt?

Từ 1/7 đội mũ bảo hiểm nào để không bị xử phạt?

Có thể bạn quan tâm






  • Phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng từ 1/7

  • Đội mũ bảo hiểm rởm sẽ bị phạt đến 200.000 đồng

  • Người dân không biết, không quan tâm xử phạt mũ bảo hiểm




Toàn bộ các đội CSGT ở Hà Nội sẽ xử lý mạnh người không đội hoặc đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng. Vậy, mũ bảo hiểm như thế nào là đạt chuẩn và không bị xử phạt?

Cách nhận biết mũ đạt chuẩn


Theo chỉ đạo của Ủy ban An toan giao thông quốc gia, từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2014, các Đội Cảnh sát giao thông (số 1 đến 14) thuộc Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Hà Nội, sẽ ra quân kiểm soát, xử lý nghiêm người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách, đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.


Thời gian xử lý từ 6h đến 22h hằng ngày, chia làm 3 ca. Theo đó, các hành vi sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử lý như hành vi không đội mũ bảo hiểm. Mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.


Trong quá trình tuần tra kiểm soát, lực lượng chức năng, nếu phát hiện các trường hợp vận chuyển mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, sẽ bị kiểm tra hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ để bàn giao cho đơn vị có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Các trường hợp vi phạm được phát hiện phải lập biên bản và xử lý theo Nghị định 171 ngày 13/11/2013 của Chính phủ.


Hình ảnh: Từ 1/7 đội mũ bảo hiểm nào để không bị xử phạt? số 1


Trưởng phòng CSGT Hà Nội trả lời về việc xử lý mũ bảo hiểm không đạt chuẩn chiều 30/6. Ảnh: Tuấn Nguyễn


Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (QCVN 2: 2008/BKHCN), ban hành theo quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN và thông tư 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28/2/2013 quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.


Theo đó, mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy đôi khi tham gia giao thông phải đủ các tính năng sau:


Thứ nhất, về cấu tạo mũ phải đủ 3 bộ phận gồm vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo;

Thứ hai, mũ đó đã được chứng nhận hợp quy, được gắn dấu hợp quy CR (dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc, được in trực tiếp lên mũ bảo hiểm hoặc được dán lên mũ bảo hiểm bằng chất liệu không thấm nước, không thể tẩy xóa, làm mờ dấu hợp quy) và có ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.


Trong đó, nhãn của mũ sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông tin: Tên sản phẩm phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, tên địa chỉ và cơ sở sản xuất, cỡ mũ, năm tháng sản xuất;


Nhãn của mũ nhập khẩu tối thiểu phải bao gồm các thông tin: Tên sản phẩm phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, tên địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu và phân phối, xuất xứ hàng hóa, cỡ mũ, năm tháng sản xuất.


Cũng theo quy chuẩn này, đối với mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được, độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm dài nhất của lưỡi trai không quá 70 mm. Mũ có lưỡi trai cứng gắn liền vỏ mũ, độ dài của lưỡi trai không lớn hơn 50 mm. Mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20 mm.


Trước mắt, chủ yếu tuyên truyền


Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng PC67 – Công an Hà Nội, cho biết, nếu người tham gia giao thông đang chấp hành tốt luật giao thông đường bộ thì lực lượng CSGT không có lý do gì để kiểm tra, xử lý.


"Ngay từ ngày 1/7, triển khai toàn bộ lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các nút giao thông trọng điểm và 15 nút có nữ cảnh sát giao thông, 9 tuyến tuần tra ra vào thành phố và các tuyến phối hợp CSGT quận, huyện để đảm bảo duy trì an toàn trật tự giờ cao điểm" đại tá Thắng nói.


Ngoài ra, các đội phải lập một tổ theo kế hoạch để tập trung xử lý những hành vi vi phạm khi đi xe mô tô, xe gắn máy hoặc xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đội mũ nhưng không cài quai, không tôn trọng pháp luật về an toàn giao thông.


Trước mắt, trong mấy ngày đầu tháng 7, chỉ phạt các hành vi vi phạm rõ ràng, riêng trường hợp không đội mũ bảo hiểm hoặc mũ không đạt chuẩn, chủ yếu lập biên bản ghi nhận và nhắc nhở. Nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.


"Hiện chưa có quy định hướng dẫn áp dụng biện pháp tạm giữ các mũ bảo hiểm không đúng quy định. Nếu lập biên bản xử phạt, tạm giữ mũ, người dân khi đó có được phép điều khiển xe mô tô đi không? Đây là một khó khăn lớn đối với lực lượng CSGT", Trưởng phòng PC67 nói tiếp.


Cũng theo đại tá Thắng, Phòng đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước phải tổng kiểm tra mạnh mẽ hơn nữa, xử lý các cơ sở sản xuất, cửa hàng hay những điểm bán mũ bảo hiểm không đạt chuẩn. Cùng với đó là các biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông.


Nguồn : Tiền Phong

Video có thể bạn quan tâm